Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Triệu chứng sa búi trĩ

Bệnh trĩ thường gặp ở những người ít vận động, những người hay làm việc nặng nhọc thường dẫn tới các triệu chứng bệnh trĩ như đi cầu ra máu, sa búi trĩ, đau rát hậu môn nguy hiểm.

Dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ là chảy máu và sa búi trĩ. Tùy vào tình trạng bệnh mà những dấu hiệu sẽ khác nhau. Trong đó, sa búi trĩ xuất hiện khi bệnh trĩ ở mức độ nặng. Vậy sa búi trĩ có nguy hiểm không?

Sa búi trĩ là gì?

Sa búi trĩ là hiện tượng búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi người bệnh đi đại tiện hoặc vận động mạnh, có hai mức độ nặng và nhẹ khác nhau.

Sa búi trĩ nặng

Sa búi trĩ nặng là tình trạng búi trĩ không nằm trong hậu môn nữa mà sa hẳn ra ngoài hậu môn khiến người bệnh khó khăn khi di chuyển, ngồi, hay đau khi đi đại tiện.

Sa búi trĩ nhẹ

Thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ ngoại và giai đoạn giữa của bệnh trĩ nội. Kích thước búi trĩ nhỏ nên tình trạng thường không nghiêm trọng, không gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người bệnh.

Những nguy hiểm khi bị sa búi trĩ

Sa búi trĩ có thể mắc phải khi bị trĩ nội hoặc trĩ ngoại và có thể gây một số nguy hiểm sau.
  • Gây hiện tượng rò hậu môn.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, lâu ngày có thể dẫn đến chứng rối loạn thần kinh.
  • Hậu môn bị viêm loét gây hoại tử, nhiễm trùng máu.
  • Có thể gây thiếu máu, mất máu cấp tính do búi trĩ hình thành, gây nứt vỡ tĩnh mạch hậu môn khi đi đại tiện.

Làm gì khi bị sa búi trĩ?

Khi bị sa búi trĩ, người bệnh không được chủ quan hay e ngại mà cần đi khám ngay để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Và tùy vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.

Sa búi trĩ ở mức độ nhẹ

Đối với sa búi trĩ ở mức độ nhẹ, những ảnh hưởng của bệnh không quá nghiêm trọng, nhưng không được chủ quan mà cần đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị sớm. Thông thường, người bệnh được điều trị bằng các loại thuốc Đông, Tây Y, thuốc bôi, viên đặt hậu môn,…

Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống thích hợp như tăng cường chất xơ, hạn chế ăn đồ cay, nóng, uống nhiều nước, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, không đứng hay ngồi quá lâu.

Sa búi trĩ ở mức độ nặng

Khi sa búi trĩ ở mức độ nặng, búi trĩ lúc này có kích thước khá lớn và sa ra ngoài hậu môn. Do đó, áp dụng phương pháp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT và PPH là giải pháp hiện nay nhờ những ưu điểm hơn hẳn so với các phương pháp khác khi ít gây chảy máu, xâm lấn tối thiểu nên tổn thương rất nhỏ, tính thẩm mỹ cao, không cần phải nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát.

Lời khuyên của bác sĩ

Người bệnh nên ăn uống lành mạnh. Ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, hoa quả, uống nhiều nước mỗi ngày. Tránh ăn đồ cay và những thực phẩm chứa nhiều chất kích thích, đồ uống có cồn.

Nếu tình trạng bệnh đã phát triển nặng hơn, phải tiến hành tiểu phẫu để điều trị được búi trĩ sa ra ngoài bằng kĩ thuật PPH.

Ngoài ra, cần kết hợp điều trị bằng phương pháp đông y trong việc điều trị búi trĩ sa ra ngoài. Ta có thể đắp thuốc vào búi trĩ, xông hơi những thảo dược dễ tìm kiếm trong dân gian để búi trĩ ngấm thuốc và dần dần tự rụng xuống mà không cần phẫu thuật.

Trên đây là những thông tin mà mọi người cần biết về sa búi trĩ và mức độ nguy hiểm của bệnh để từ đó có thể phòng ngừa, nhận biết những dấu hiệu, nguy cơ gây bệnh một cách tốt hơn. Khi mắc bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán, điều trị kịp thời nhằm chữa dứt điểm và ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.

Những hiểu biết về bệnh trĩ và triệu chứng sa búi trĩ có thể sử dụng để phòng ngừa bệnh trĩ. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về bệnh trĩ cũng như các biến chứng của nó vui lòng theo dõi phòng khám đa khoa Hồng Phong.


Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160 - 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM

0 nhận xét:

Đăng nhận xét