Thực tế là mọi người đều không hề để ý đến thói quen đại tiện
thường ngày của mình cũng như phân có biểu hiện khác thường. Nếu quan sát kĩ, bạn
sẽ thấy hình dạng của phân, độ to nhỏ, độ cứng cũng như chất nhầy xuất hiện nhiều
hay ít để có thể chuẩn đoán bệnh.
Nếu phân đi ngoài của bạn chủ yếu hình viên do trực tràng có
cơ trơn hòa dịu thì rất có thể bạn đang mắc chứng táo bón trực tràng. Còn phân
giống như phân dê có nghĩa là bạn đang mắc chứng táo bón kết tràng. Viêm kết
tràng thì biểu hiện phân sẽ có chất nhầy. Còn dấu hiệu đi cầu ra máu ở trong phân là bạn
mắc bệnh ung thư trực tràng trái hoặc phải.
Đại tiện ra máu có nguy hiểm không?
Đại tiện ra máu là tình trạng người bệnh đi đại tiện có lẫn
máu trong phân. Để có thể giải đáp được thắc mắc “Đại tiện ra máu có nguy hiểm
không?” thì bạn hãy tham khảo những thông tin sau đây nhé:
Đại tiện ra máu gây ra những phiền phức và khó chịu cho người bệnh
Tình trạng đại tiện ra máu kéo dài có thể khiến cho người bệnh
bị thiếu máu do bị mất nhiều máu. Khi bị thiếu máu, người bệnh còn thường có
triệu chứng đau đầu, chóng mặt, tụt huyết áp, da xanh xao, suy giảm trí nhớ… Điều
này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của
người bệnh.
Bên cạnh đó, hiện tượng đi ngoài ra máu có thể gây ảnh hưởng
đến tâm lý của người bệnh, họ thường có cảm giác hoang mang, lo sợ không biết
mình đang mắc phải bệnh lý nào, từ đó dẫn đến tình trạng mất tập trung trong
công việc và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Đại tiện ra máu có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đi ngoài ra máu, đó có thể
chỉ là do bạn bị táo bón, khi đi đại tiện thường cố gắng dùng sức để rặn phân
ra ngoài và có thể kèm theo một lượng máu nhỏ. Tuy nhiên, nếu hiện tượng đại tiện
ra máu kéo dài, máu chảy thành từng tia thì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh
lý nào đó ở vùng hậu môn – trực tràng. Các bệnh lý này có thể kể đến như:
- Bệnh trĩ: Đây là bệnh lý đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến
khi bị đi ngoài ra máu. Khi mới mắc bệnh lượng máu thường chảy ra ít, chỉ bám
dính một chút trên giấy vệ sinh hoặc theo phân ra ngoài. Ở mức độ nặng, máu thường
chảy nhỏ giọt hoặc thành từng tia khiến người bệnh bị thiếu máu.
- Bệnh nứt kẽ hậu môn: Triệu chứng thường gặp khi bị nứt kẽ
hậu môn là đau rát hậu môn và đại tiện ra máu, máu đỏ tươi có lẫn trong phân hoặc
dính trên giấy sau khi đi vệ sinh.
- Polyp đại tràng và Polyp trực tràng: Triệu chứng điển hình
khi mắc các bệnh lý này là đại tiện ra máu tươi với số lượng lớn dẫn đến tình
trạng thiếu máu nặng.
- Viêm đại tràng: Tình tràng viêm nhiễm có thể dẫn đến lở
loét và khi người bệnh đi đại tiện sẽ rất dễ bị chảy máu và kèm theo cả dịch nhầy
trong phân.
- Ung thư đại tràng: Người mắc bệnh ung thư đại tràng thường
có triệu chứng đi ngoài ra máu nhưng lượng máu thường khá ít và bám theo phân
ra ngoài.
- Ung thư trực tràng: Đây là một bệnh thường gặp ở những người
già với triệu chứng thường gặp là đi ngoài ra máu tươi, máu có thể chảy thành từng
giọt hoặc thành tia. Khi người bệnh đi thăm khám hay nội soi trực trạng có thể
thấy khối u trong máu.
- Ngoài ra, những bệnh về máu như thiếu máu, rối loạn đông
máu hay máu khó đông… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đại
tiện ra máu.
Nếu bạn bị đại tiện ra máu do mắc phải những bệnh lý kể trên
mà không có biện pháp điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng
nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và nghiêm trọng hơn là có thể đe dọa đến
tính mạng của người bệnh.
Triệu chứng của phân đặc biệt ở bệnh đại tràng là đi ngoài phân không hề ổn định, lúc táo lúc lỏng, có khi phân nát không thành khuôn và lại kèm theo chất nhầy. Triệu chứng này còn gây rối loạn tiêu hóa trong cả tuần khiến cho sinh hoạt và làm việc của bạn bị ảnh hưởng. Không chỉ vậy, người bệnh còn luôn cảm thấy trướng bụng và đầy hơi, bụng đau âm ỉ dưới khung đại tràng.
Ở trẻ em cũng nên quan sát phân để biết trẻ có thực sự khỏe mạnh hay không. Khi trẻ bị đói và quấy khóc thì bé sẽ đi ngoài ít hơn. Lúc này phân cũng có màu xanh sẫm, hơi nhầy. Nếu thấy biểu hiện phân nhầy nhiều và có màu xanh thì cũng có thể do bé đang bị rối loạn tiêu hóa và cần phải cân bằng lại dinh dưỡng cho bé. Triệu chứng này cũng là biểu hiện cho các bé mắc bệnh về hô hấp hoặc sổ mũi. Khi quan sát thấy bé đi ngoài nhiều lần, trong phân có lẫn nước và chất nhầy. Không chỉ vậy bé còn bị nôn và khóc thét theo cơn thì đó có thể là do bé bị lồng ruột khó chịu. Trong phân bé có màu vàng nhạt và không chất nhầy thì bạn nên kiểm tra xem bé có bị lạnh bụng không. Việc quan sát tốt phân sẽ giúp bạn đề phòng những bệnh liên quan đến ruột, hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé yêu nhà mình.
Đi ngoài ra máu ở trẻ em hay người lớn đều là dấu hiệu nguy hiểm, triệu chứng này thường là mầm mống nguy hiểm của bệnh lý liên quan đến hậu môn. Bạn phải cẩn trọng và tự nhận thấy được dấu hiệu lạ, đi đến cơ sở khám chữa nhanh chóng kịp thời trước khi xuất hiện thêm một vài bệnh khác từ đi ngoài ra máu. Đọc thêm thông tin bệnh về hậu môn và kiến thức bệnh khác từ phòng khám đa khoa Hồng Phong để có thể tự bản thân ngừa được nhiều bệnh , chữa trị nhanh chóng kịp thời tránh được nguy hiểm không đáng.
Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160 - 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM
Website: https://phongkhamdakhoahongphong.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét